Quy trình trẻ hóa vườn cây có múi lâu năm Update 07/2024

Các loại cây có múi như cam, quýt, bưởi thường có tuổi thọ lâu dài và mang lại giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, trong bối cảnh thời tiết thay đổi bất lợi hiện nay, việc khai thác năng suất tối đa trong thời gian dài đã làm cho nhiều vườn cây suy kiệt. Trước tình hình này, nhiều chuyên gia và nông dân đang áp dụng các giải pháp để trẻ hóa vườn cây của mình. Vậy cụ thể, trẻ hóa vườn cây có múi được thực hiện như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ với bạn đọc quy trình trẻ hóa vườn cây có múi lâu năm.

Quy trình trẻ hóa vườn cây có múi lâu năm

1. Hiện trạng suy kiệt vườn cây có múi

– Nhiều vườn bưởi Năm Roi tại thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long đang có dấu hiệu suy yếu: cây còi cọc, không xuất hiện chồi non, cành nhánh mới, năng suất và chất lượng trái giảm nghiêm trọng. Tình trạng này xảy ra trên những vườn canh tác lâu năm. Bà con nông dân đã áp dụng nhiều giải pháp bảo vệ thực vật và bổ sung phân bón nhưng hiệu quả khôi phục chưa đạt như mong đợi. Diện tích cây bưởi Năm Roi đặc sản địa phương đang dần co hẹp.

2. Giải pháp trẻ hóa vườn cây có múi

– Ghi nhận thực tế tại các vùng chuyên canh, tuổi thọ trung bình của các vườn cây có thể lên đến 15-20 năm. Nhiều vườn đã khai thác hơn 20 năm nhưng cây vẫn khỏe mạnh, cho năng suất trái liên tục và đạt chất lượng cao. Tuy nhiên, trong điều kiện canh tác hiện nay, đất đai và chế độ phân bón chưa được chú ý đầy đủ, dẫn đến cây nhanh suy kiệt và rút ngắn thời gian khai thác. Dưới dây là các biện pháp trẻ hóa vườn cây có múi:

2.1. Tỉa cành tạo tán

– Đầu tiên, nhà vườn thực hiện dọn tỉa cành nhánh, cắt bỏ những cành già cỗi, nhiễm bệnh và cành vượt trong thân. Khi cây dần hồi phục, tiếp tục loại bỏ các cành yếu, tỉa chồi non để giúp cây tập trung dinh dưỡng nuôi các bộ phận còn lại tốt hơn.

– Việc tỉa cành giúp cây tạo ra hệ thống cành mới, trẻ hóa cây, và cân đối tán cây với hệ thống rễ, giúp cây hấp thụ nước và dinh dưỡng hiệu quả hơn.

2.2. Cải tạo đất

– Cải tạo đất và cung cấp dinh dưỡng cần thiết đóng vai trò quan trọng trong việc khôi phục vườn lâu năm. Đất lâu ngày canh tác bị chua, chai cứng, khiến rễ cây kém phát triển và không đủ sức nuôi cành nhánh.

– Việc xới đất để bổ sung phân hữu cơ như rơm rạ, xác bã thực vật, và tro trấu giúp đất tơi xốp, thoáng khí, tạo điều kiện cho cây phát triển bộ rễ mới, khỏe mạnh, tăng khả năng hấp thu nước và dưỡng chất.

2.3. Dinh dưỡng

– Để trẻ hóa cây bưởi, việc đầu tiên cần làm là kích thích cho bộ rễ khỏe mạnh. Một sản phẩm kích rễ, dưỡng rễ được nhà vườn ưa chuộng là sử dụng bộ Combo 01-New: Siêu kích rễ T-ROOT, sử dụng với liều lượng 1ml cho 3-5 lít nước, kết hợp với phân bón vi lượng Combi Chelate.

– Ngoài ra, cần tập trung bón phân hữu cơ cho cây, liều lượng 10kg/gốc. Phân hữu cơ giúp đất tơi xốp, duy trì dinh dưỡng, hỗ trợ cây phục hồi và phát triển bền vững.

Những biện pháp trên đã được áp dụng và mang lại hiệu quả tích cực, giúp vườn cây có múi lâu năm phục hồi sức khỏe, tăng năng suất và chất lượng trái, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và bền vững cho bà con nông dân.