Bí quyết trồng đu đủ ngọt trong mùa lạnh Update 07/2024

Đu đủ là một loại quả rất giàu vitamin, chất chống oxy hóa, khoáng chất và chất xơ. Không chỉ thơm ngon và hấp dẫn, đu đủ còn có tác dụng chống lại một số loại ung thư, chống khô mắt, khô da và nhuận tràng rất tốt. Chính vì những lợi ích này, nhu cầu về đu đủ trên thị trường luôn rất cao. Tuy nhiên, ở miền Bắc, vào mùa lạnh, cây đu đủ thường đậu quả kém hoặc nếu đậu quả thì quả thường bị đắng. Vậy đâu là giải pháp cho vấn đề này? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn đọc bí quyết trồng đu đủ ngọt trong mùa lanh.

Bí quyết trồng đu đủ ngọt trong mùa lạnh

1. Nguyên nhân quả đu đủ bị đắng trong mùa lạnh

– Nguyên nhân thứ nhất do thiếu nhiệt lượng: Trong điều kiện thời tiết lạnh hoặc thiếu nắng, quá trình hấp thu dinh dưỡng trong quả không đều dẫn đến quả bị đắng.

– Nguyên nhân thứ hai do sâu bệnh: Cây bị nhiễm bệnh do virus hoặc vi khuẩn khiến quá trình sinh lý và sinh hóa trong cây thay đổi, tích tụ các chất độc làm cho quả bị đắng.

– Nguyên nhân thứ ba do thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là nguyên tố trung vi lượng.

2. Biện pháp khắc phục hiện tượng quả đu đủ bị đắng trong mùa lạnh

2.1. Mật độ trồng

– Nên trồng thưa để cây có điều kiện hấp thu ánh sáng tốt nhất, đảm bảo đủ nhiệt lượng để các quá trình chuyển hóa trong cây diễn ra thuận lợi, quả ngọt và đồng đều.

– Trồng thưa cũng giúp vườn cây thông thoáng, ít sâu bệnh.

– Khoảng cách trồng giũa các hàng cây là 2.3m và giữa các cây là 2,3m.

2.2. Nước tưới

– Việc giữ ẩm cho cây cũng rất quan trọng đặc biệt vào những ngày khô hanh và nhiệt độ thấp. Cây thiếu nước sẽ làm các phản ứng sinh lý và sinh hóa trong cây dễn ra không đều, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng quả.

– Nên duy trì độ ẩm từ 50% đến 70% để cây phát triển tốt nhất.

2.3. Dinh dưỡng 

– Nên sử dụng phân bón hữu cơ cho cây để tăng độ ngọt cho trái như Axit Fulvic.

– Sử dụng các loại phân tổng hợp chậm tan, bón định kỳ từ 1 đến 1,5 tháng một lần, liều lượng 200-300g mỗi gốc. Phân chậm tan giúp bộ rễ cây không bị sốc, rễ cây hấp thụ từ từ, cây phát triển tốt hơn.

– Ngoài ra nên bổ sung thêm Vi lượng Combi Chelate cho cây để tăng độ ngọt cho trái, liều lượng 100g cho 600 – 800L nước.

2.4. Sâu bệnh hại cây đu đủ

– Thường xuyên kiểm tra vườn để có biện pháp phòng trừ sâu bệnh kịp thời. Một số bệnh thường gặp trên cây đu đủ: Bệnh phấn trắng, bệnh khảm. bệnh thán thư…

Kết luận: Áp dụng các biện pháp trồng trọt và chăm sóc cây đu đủ đúng cách sẽ có thể khắc phục hiện tượng quả đu đủ bị đắng trong mùa lạnh, đảm bảo quả ngọt quanh năm. Hãy trồng cây đu đủ theo hướng dẫn trên để có những quả đu đủ thơm ngon và giàu dinh dưỡng.