Bệnh sùi cành chè Update 06/2024

Ad by CNCT
Tên khoa học:
Bacterium gorlencovianum

Bệnh sùi cành chè được phát hiện vào năm 1960 tại một số nông trường chè ở miền Bắc nước ta, sau đó mấy năm liền bệnh càng phát triển rộng. Ở nông trường Vân Lĩnh trên 500ha chè bị bệnh, có nương chè bị bệnh tới 60 – 70%. Trên cây bị bệnh, búp mùa xuân sinh trưởng chậm 10 – 15 ngày so với cây khỏe. Tốc độ tăng trưởng của cành bệnh chậm hơn. Cành bệnh chống chết, lá dễ khô rụng, thưa thớt, ít búp trên một cành và tỉ lệ nụ héo nhiều hơn so với cành khỏe.

1. Nguyên nhân gây bệnh sùi cành chè

– Bênh do vi khuẩn Bacterium gorlencovianum gây ra.

2. Triệu chứng bệnh sùi cành chè

– Cây chè bị bệnh có tán cây cần cỗi, lá màu xanh hoặc hơi vàng. Những lá phía trên vết sùi dễ bị rụng, cành khô chết dần. Bệnh hại ở bộ phận thân, cành nhất là cành non xanh, hại cả trên lá, gân lá chồi lá.

– Các chồi chè ở phía trên vết bệnh có đặc trưng biểu hiện là các đốt cành đều ngắn, lá bị biến dạng, mặt lá dày, thô.

– Vết bệnh ở trên lá có màu nâu sẫm, xung quanh có gờ nổi lên, giữa hơi lõm, mô bệnh dần dần hoá gỗ. Vết bệnh có kích thước chừng 2 – 6 mm. biến dạng, mặt lá dày tho. Vết bệnh trên cành chủ yếu làm thành những u sưng sần sùi, có màu nâu, cành rất dễ gãy, khô chết.

3. Đặc điểm phát sinh, phát triển bệnh

– Bệnh lây lan theo nước mưa, bệnh phát sinh, phát triển mạnh từ tháng 6 đến cuối năm, mạnh nhất từ tháng 9 – 11, nhiệt độ thích hợp từ 21 – 26 độ, độ ẩm cao.

4. Biện pháp phòng trừ bệnh sùi cành chè

– Tiêu diệt nguồn bệnh bằng biện pháp đốn cành, sau khi đốn cành cần sát trùng vết đốn bằng dung dịch Naptenat 5%. Khi mần chè mọc cao 20 – 30cm cần phun thuốc để trừ bọ xít muỗi.

– Dọn dep, vệ sinh vườn sạch sẽ để giảm thiểu nguồn bệnh.

– Bón phân cân đối, không bón thừa đạm, bón thêm kali cho cây giúp năng cao năng suất, cây ít bị bệnh hơn.